bannermoi

ĐH Phan Thiết trên các báo

BTO- Mới đây, Khoa Du lịch Trường Đại học Phan Thiết đã phối hợp cùng Sea Links City tổ chức chương trình tham quan thực tế cho hơn 190 sinh viên năm nhất ...
(DulichBinhthuan.com.vn) - Hôm nay, 24/10, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 24 năm ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - ...
BT- Trường Đại học Phan Thiết vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH NC9 Việt Nam với các mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, ...

Video giới thiệu về trường

vanbang2chinhquy

BT - Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2017, khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành. Chỉ tính đến đầu năm 2017, cả nước đã có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp và “Báo động đỏ” top 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất 2018(*). Trước thực trạng đó, Trường Đại học Phan Thiết đang tập trung xây dựng mô hình đổi mới đào tạo ngành “Du lịch – lữ hành và Quản trị khách sạn” cho sinh viên thực học tốt nghiệp có chất lượng cao và việc làm đúng với ngành nghề đào tạo.

 Tầm nhìn và thực trạng địa phương

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm đến năm 2030, “thủ đô resort” Mũi Né, Bình Thuận sẽ được phát triển thành đô thị du lịch biển thể thao quốc gia. Sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động và sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn hàng không quốc tế; hệ thống tuyến đường cao tốc TP.  Hồ Chí Minh – Dầu Dây – Phan Thiết kết nối. Khi đi vào hoạt động, thời gian di chuyển rút ngắn (như Hà Nội, Hải Phòng đến Phan Thiết chưa tới 2 giờ bay. Đến nay (đầu năm 2018), toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 400 dự án du lịch, dịch vụ du lịch được chấp thuận đầu tư. Khu du lịch Kê Gà đang được đầu tư lại với những dự án có quy mô rất lớn, như dự án Aloha của Công ty Việt Úc với diện tích 15 ha, bao gồm phát triển 3.200 căn hộ khách sạn, 156 căn nhà liên kết và trung tâm thương mại – dịch vụ. Còn hàng loạt những khu du lịch hấp dẫn khác dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến La Gi… Điều đó sẽ thu hút lượng du khách trong và ngoài nước rất lớn đến với “thủ đô resort” Mũi Né.

Với sự phát triển du lịch như thế, nhu cầu về lượng người cho dịch vụ du lịch rất cao, nhưng những người được tuyển dụng phải có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp đã thuê người nước ngoài (như Phillipines…) đến phục vụ du lịch theo “thời vụ”, bởi họ có kiến thức và kỹ năng cao. Đây cũng là cuộc cạnh tranh thị trường lao động hết sức quan trọng đối với tuổi trẻ trên quê hương này.

Đổi mới đào tạo theo “cơ chế đặc thù” 

Trên cơ sở đó, Trường Đại học Phan Thiết đã kịp thời đổi mới đào tạo hệ đại học ngành “Du lịch – lữ hành và Quản trị khách sạn” theo mô hình “cơ chế đặc thù” (chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo) là chương trình kết hợp lý thuyết với thực hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vừa học vừa làm – ở châu Âu, người ta đã áp dụng từ đầu thế kỷ XX, nhưng Việt Nam còn rất mới – tăng cường tiết thực hành nhiều hơn trên 50%. Sinh viên được thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp do nhà trường liên kết, khi ra trường có đủ trình độ chuyên môn và được trải nghiệm nhờ thực tập trước. Hiện tại, nhà trường đang đẩy mạnh đào tạo theo “cơ chế đặc thù” cho ngành “Du lịch – lữ hành, Quản trị khách sạn – nhà hàng”, bởi nguồn nhân lực không đáp ứng đủ theo yêu cầu – cả về số lượng và chất lượng. Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Phan Thiết thống kê hằng năm, số sinh viên thuộc ngành Du lịch và Quản trị khách sạn - nhà hàng của trường rất đông, sau khi tốt nghiệp đều có việc làm với vị trí quản lý, điều hành. Các doanh nghiệp luôn liên kết với Trường Đại học Phan Thiết để tuyển dụng sinh viên về làm việc cho họ.

Theo tiến sĩ Trần Anh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Phan Thiết, các doanh nghiệp du lịch ở địa phương có liên kết chặt chẽ với trường, tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên thực hành mang tính chuyên nghiệp. Từ thế mạnh này, trường không chỉ dừng lại ở quy mô nội địa, mà đang tăng cường hợp tác quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội mở rộng thị trường làm việc. Trong năm 2018, trường sẽ tổ chức hội thảo quốc tế (dự kiến 4 lần), mời chuyên gia các trường đại học thuộc nhiều quốc gia về trao đổi mô hình đào tạo “cơ chế đặc thù” ngành Du lịch – lữ hành và Quản trị khách sạn – nhà hàng, từng bước nâng tầm đào tạo quốc tế cho sinh viên; tổ chức đàm phán với các doanh nghiệp Việt Nam, lẫn quốc tế, để nâng cao chất lượng cho người học. Đây cũng là một thách thức cạnh tranh rất quan trọng của trường. Ông rất coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ du lịch trên chính quê hương resort đầy tiềm năng này.

Đây là cơ sở cho học sinh lớp 12 lựa chọn đăng ký ngành nghề trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào đại học năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định thời gian bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 1/4/2018 và kết thúc nhận hồ sơ vào ngày 20/4/2018 (thời gian nộp 20 ngày).

Võ Nguyên

(*): Nguồn số liệu tham khảo trong bài viết: queenpearlmuine. vn; baomoi.com; Cục Thống kê Bình Thuận; dantri.com.vn; vietnamnet.vn; edu2review.com.

Sinh viên Khoa Du lịch Đại học Phan Thiết đi thực tế tại Lễ hội gói bánh chưng. Ảnh: Ngọc Lân

nguồn: Báo Bình Thuận

vnu

Tìm kiếm thông tin

tt
htqt

Liên kết website